10 ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA VINFAST VS TESLA

10 ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA VINFAST VS TESLA


Với kết quả lỗ 4,7 tỷ USD trước thềm IPO khi áp dụng chuẩn mực kế toán Mỹ, khả năng IPO của VF tại Mỹ là rất hẹp. Ông Vượng gần đây đã phải tuyên bố bơm 1 tỷ đô, tổng cộng cùng VinHomes bơm 2,5 tỷ USD “cứu” Vinfast. Điều này là bình thường hay bất thường?
Nhiều người không biết rằng, để có được ngày nay thì Tesla cũng đã trải qua những vật lộn không kém để trở thành vua trong lĩnh vực xe thuần điện.

1. Trải qua khủng hoảng kinh tế (2008-2023)


Cả Tesla và VF đều trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đúng vào dịp nhạy cảm nhất – vừa ra mắt sản phẩm.
Đối với Tesla, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, đúng thời điểm tung ra mẫu Roadster; Còn Vinfast là cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, vào thời điểm mới ra mắt 1 loạt sản phẩm – VF8/VF9/VF5 và mới có 1 VFe34 được coi là ổn định.

2. Bơm 45tr usd và bơm 2,5 tỷ.

Để vượt qua cuộc khủng hoảng dòng tiền, Elon Musk từng thú nhận: Chúng ta chỉ còn khoảng 5 ngày làm việc (ngày 22/12/2007) và dòng tiền chỉ đủ để công ty tồn tại trong 7 ngày nữa – mà trước mắt là kỳ nghỉ Giáng sinh.
Ông quyết định dành 45 triệu USD, là gần như toàn bộ tài sản cá nhân của ông trước đó từ bán Paypal và lợi nhuận của công ty Solarcity do ông làm Chủ tịch, để giải cứu Tesla.

Ông Vượng cũng làm điều tương tự khi VF đói dòng tiền, nhưng ở mức độ tất tay và quy mô lớn hơn nhiều – 1 tỷ USD cá nhân và 1,5 tỷ USD nữa từ cổ đông VINHOMES.

3. Chậm giao xe đầu tiên theo cam kết tại Mỹ.

Mẫu xe lần đầu ra mắt của Tesla là Roadster, lăn bánh năm 2008 gặp vấn đề lớn về hộp số và bị chậm ra mắt so với tuyên bố báo chí. Đặc biệt là lúc đó có chương trình 100 chữ ký đầu tiên toàn là hàng sao khủng như Leo DiCaprio đặt mua xe ủng hộ. Trước giờ G sản xuất hàng loạt, Tesla nhận ra hộp số khi chạy với mô-men xoắn lớn không chịu được quá 3000 dặm đường.

VF ít lỗi hơn, chậm giao xe tại Mỹ chủ yếu là do chưa hiểu thấu đáo quy định pháp luật và vấn đề phần mềm chứ không có lỗi trong hệ thống truyền động cốt lõi.

4. Rắc rối với truyền thông

Không chỉ Việt Nam mới có Vin-nô và anti-Vin-nô, tại Mỹ mọi chuyện nó còn kinh khủng hơn nhiều. Tesla được coi là 1 thương hiệu được yêu mến tại Mỹ, khiến giới phê bình phát cuồng như những Teslave – từ ghép của Tesla-slave (Garnet), nhưng vẫn có những anti-Teslave.

Cụ thể có hẳn kênh truyền hình trải nghiệm Top Gear tổ chức quay video dìm hàng Tesla, tập trung vào điểm yếu thời gian sạc và quãng đường di chuyển của xe điện. Họ còn dàn dựng cả cảnh đẩy chiếc Roadster vào lề đường trong bão tuyết – một chiêu trò thu hút người xem của truyền thông. Kết quả Top Gear và Tesla đưa nhau vào một vụ kiện cáo vu khống lùm xùm làm hiệu ứng truyền thông của Tesla ngày càng cao, một dạng drama có lợi.

Tại Việt Nam, VF gặp rắc rối lớn hơn vì không phải chỉ cánh báo chí – chủ yếu lượng phàn nàn xuất phát từ chính người dùng Vinfast, tin yêu – ủng hộ và phần nào đó thất vọng. Tuy nhiên phần lớn ý kiến vẫn là chấp nhận được và chờ các cải tiến thêm.

5. Sai lầm ban đầu trong việc xây dựng hệ thống sạc độc quyền riêng

Cả Vinfast và Tesla đều hướng tới việc xây dựng hệ thống trạm sạc độc quyền riêng, và đều đã đốt một lượng tiền khổng lồ cho việc này. Nếu tính riêng việc kinh doanh trạm sạc thì chắc chắn lỗ lớn, nhưng điều họ làm phần nào đó là bắt buộc. Không phủ trạm sạc thì không bán được xe, đó chính là bài toán con gà – quả trứng mà các hãng xe khác muốn xâm nhập thị trường Việt Nam đang phải đối mặt.

Vinfast đã và đang gặp khó khăn rất lớn trong việc phát triển hạ tầng sạc mà tự thân các trạm đó có lãi. Chỉ trừ một vài địa điểm tốt như time city, Nội Bài, Thanh Hóa, Lâm Đồng ra thì mình chưa thấy trạm nào có hiệu quả về cân đối thu chi.

Tháng trước khi Vin bán 915 xe thì riêng EverEV đã bán gần 300 thiết bị sạc tại nhà – điều này chứng tỏ khách hàng của Vin thích sạc tại nhà chứ không ra trạm. Trừ những người di chuyển và những người sống trong các khu đô thị của Vin, hoặc các chung cư, còn lại hầu hết người Việt mình thích tiện dụng, tự sạc tại nhà.

Tesla khá hơn chút ít, khi mà hệ thống sạc của họ đang ngày càng cải thiện về hiệu quả kinh tế và lượng sạc đang khá lên.

Có thể nói, để trở thành một thương hiệu xe điện được yêu mến như ngày nay, Testla đã trải qua một chặng đường còn gian nan hơn nhiều so với Vinfast. Dẫu rằng hoàn cảnh và bước tiến công nghệ về xe điện là khác nhau, tuy nhiên có thể nói để đạt được thành công, con đường sản xuất xe điện không phải là một đường chạy trải đầy thảm hoa hồng.

(Còn tiếp: 5 điểm khác biệt căn bản giữa Tesla và Vinfast)

Tác giả: Cường Nguyễn | CEO EverEV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *